Lý do vì sao nên hỗ trợ nhân viên giỏi nghỉ việc?

Kết quả là họ tạo được sự ảnh hưởng lâu dài đối với nhân viên và những công ty họ làm việc sau này.

Nhiều nhà lãnh đạo xuất sắc đã gầy dựng nên những công ty nổi bật nhưng không phải nhờ vào việc tuyển thật nhiều người giỏi mà bằng cách luân chuyển nguồn nhân tài từ / đến công ty của họ.

Sếp có nên giữ chân ?

Câu hỏi này có vẻ chẳng có ý nghĩa gì vì hầu hết các công ty thường đánh giá cao nhân viên giỏi và làm mọi cách để giữ chân họ. Tuy nhiên những nhà lãnh đạo giỏi không chỉ cho phép nhân viên nghỉ việc mà còn khuyến khích.

Nguồn: Internet

Có thể bạn sẽ rất ngạc nhiên, nhưng những nhà lãnh đạo tài ba đạt được thành công là vì họ tư duy vượt giới hạn truyền thống về việc giữ chân nhân viên. Họ không sợ mất người tài. Ngược lại, họ còn hỗ trợ nhân viên tìm những cơ hội tốt hơn, và luân chuyển nhân sự từ/đến công ty họ.

Trong thời đại ngày nay, đây là việc nên làm để xây dựng một công ty bền vững và thành công trong tương lai, do nhân viên trẻ không có xu hướng gắn bó với công ty lâu dài như trước đây.

Không làm việc mãi mãi tại công ty

Những nhà lãnh đạo đã từng tạo điều kiện cho nhân viên giỏi đổi việc cho rằng: Thà có nhân viên giỏi trong thời gian ngắn còn hơn là nhân viên trung bình trong công ty.

Sếp nào cũng muốn tuyển nhân viên xuất sắc, và cũng chấp nhận sự thật rằng họ sẽ ra đi sau khi làm việc một thời gian để theo đúng lộ trình/mục tiêu nghề nghiệp mà họ đặt ra.

Một nhà lãnh đạo nói rằng: “Nhân viên cần phải theo đuổi đam mê của riêng mình và chúng ta cần phải để họ ra đi trong tư thế ngẩng cao đầu và tâm trạng tốt về công ty.” Một người khác nói: “Bạn không thể làm phật ý nhân viên giỏi, vì nếu có cơ hội họ sẽ ra đi. Đây là cái giá mà bạn phải trả khi tuyển những nhân tài siêu sao.

Và các nhà lãnh đạo sẵn sàng trả giá này. Những nhân tài xuất chúng, theo họ, thì việc ra đi là điều tất yếu. Do đó họ không nghĩ ngợi nhiều về những chi phí bỏ ra khi những nhân viên này thôi việc. Họ hiểu rằng khi nhân viên giỏi ra đi thì công ty sẽ luân chuyển được nhiều nhân sự giỏi. Các nhà lãnh đạo dùng những nhân tài này vào việc tạo dựng tên tuổi tại công ty để làm tiêu chuẩn cho năng lực mà họ mong đợi, và công ty họ là nơi mà những nhân viên xuất sắc đã từng theo đuổi giấc mơ nghề nghiệp.

Làm việc với những nhân viên giỏi nhất

Những nhân viên tiềm năng thường đi theo sếp có suy nghĩ thế này chứ không phải là công ty đối thủ, háo hức được đào tạo từ những người giỏi nhất, viết thêm chương mới lên hồ sơ xin việc và học hỏi từ các sếp giỏi. Họ thậm chí còn chấp nhận mức lương thấp hơn thị trường để làm cùng những người sếp đã tạo nên chuẩn mực mới trong ngành về việc tuyển dụng nhân tài cho công ty và dùng công ty làm bệ phóng nghề nghiệp cho những nhân viên ưu tú.

Nếu như khái niệm công ty là nơi thu hút nhân tài có vẻ khó hình dung hơn tổn thất hữu hình của công ty khi nhân viên nghỉ việc thì hãy tưởng tượng hằng ngày công ty bạn có rất nhiều nhân tài nổi trội đến gõ cửa xin việc. Trong ngữ cảnh đó, nếu bạn cho nhân viên giỏi nhất trong công ty nghỉ việc thì có vẻ rất rủi ro đúng không? Tuy vậy nếu có nhiều nhân viên hăm hở và muốn thử sức tại công ty bạn thì việc bạn không giữ chân người giỏi là một quá trình tạo ra một tập hợp những người giỏi nhất trong ngành phải là mục tiêu hàng đầu.

Nhưng cũng có một thực tế rằng những nhân viên giỏi khi đã tôn trọng sếp của họ thì hầu như họ cũng không muốn nghỉ việc, vì môi trường và cơ hội do những nhà lãnh đạo này tạo ra là môi trường lý tưởng và độc đáo nhất để họ phát huy tối đa khả năng. Đó cũng là một trong những uy tín mà họ muốn tạo dựng khi làm việc lại những công ty hàng đầu cùng những người sếp kiệt xuất.

Mạng lưới nhân tài từ nhân viên cũ

Nhân viên giỏi có thể đóng vai trò cầu nối cho công ty bạn và các ứng viên / đối tác ngay cả khi họ không còn làm việc cho bạn. Những người sếp nhìn xa trông rộng phải xây dựng mạng lưới nhân tài từ nhân viên cũ để họ tiếp tục giới thiệu công ty cho các dự án kinh doanh, nhà cung cấp mới hoặc tuyển dụng.

Những mạng lưới nhân tài này giúp tăng danh tiếng của nhà lãnh đạo vì họ đã giúp những nhân viên tiến xa trong sự nghiệp, và nhân viên sẽ là người góp phần tăng cường mạng lưới này ngày càng sâu rộng.

Một nhân viên giỏi khi quyết định nghỉ việc để thành lập công ty riêng đã được ban lãnh đạo hoàn toàn hưởng ứng. Khi đó anh đã cảm ơn sếp cũ của mình về những gì ông đã làm để hướng dẫn anh thành công trong sự nghiệp. Nhân viên này trở thành một nhân tố chủ chốt trong mạng lưới nhân tài của nhà lãnh đạo ấy, và công ty anh càng ăn nên làm ra thì cổ phiếu công ty cũ cũng tăng giá.

Những nhà lãnh đạo giúp những nhân viên giỏi thành lập công ty, có khi mua cổ phần, cho lời khuyên về tình hình kinh doanh, hoặc sử dụng sản phẩm của công ty nhân viên. Kết quả là họ tạo được sự ảnh hưởng lâu dài đối với nhân viên và những công ty họ làm việc sau này.

Nếu như cuối năm nay bạn được nhân viên giỏi của mình thông báo rằng họ sắp nghỉ việc, bạn sẽ làm gì? Chúng tôi nghĩ rằng bạn nên học tập những nhà lãnh đạo trên thế giới. Nhân tài là tài sản vô giá của công ty, tuy nhiên để chiếm ưu thế trên thị trường tuyển dụng thì có khi bạn phải hy sinh để họ có cơ hội phát triển tốt hơn, và tất nhiên cũng sẽ có lợi cho công ty bạn sau này.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *