Cách tạo môi trường làm việc cạnh tranh lành mạnh cho nhân viên

Cạnh tranh trong công việc không nhất thiết lúc nào cũng mang tính chất nghiêm trọng dù doanh số hay chỉ tiêu đặt ra có thể rất cao.

Doanh nhân ngành thép Charles M. Schwab từng nói rằng “cách duy nhất để nhân viên hoàn thành mọi việc là khơi gợi sự cạnh tranh” trong . Các nhà lãnh đạo có thể sử dụng cách thức này để giúp nhân viên hiểu được rằng họ đang ở đâu so với đồng nghiệp, khuyến khích nhân viên đạt thành tích tốt nhất và động viên mọi người đóng góp cho thành công chung của công ty.

Nguồn: Internet

Dưới đây là 6 cách để xây dựng văn hóa cạnh tranh lành mạnh trong công ty và cân bằng được tinh thần làm việc theo nhóm:

1. Hãy luôn nhớ rằng công việc cũng giống như một trò chơi may rủi.

Nếu như có lời khuyên dành cho những người đang ở tuổi 18, thì chúng tôi sẽ nói rằng công việc kinh doanh là môn thể thao mà người ta chỉ chơi khi họ về già.

Khi nhân viên công ty bạn mắc lỗi thì không phải là mọi thứ chấm hết. Hãy chấp nhận rủi ro, và chuyện gì đến sẽ đến.

2. Tuyển dụng nhân viên ham học hỏi và quan tâm mọi người

Khi phỏng vấn ứng viên, NTD luôn nên xem xét việc ứng viên có muốn đạt thành tích cao trong tất cả những việc họ làm. Có thể mọi người nghĩ rằng thành công chỉ đến với những người nhất định, nhưng một số người khác sẽ nghĩ rằng chính mình tạo ra thành công.

Nếu như công ty bạn có thể tuyển được những nhân viên luôn làm việc với một mục tiêu nhất định và tính tình dễ chịu hòa đồng thì đó là sự kết hợp tuyệt vời.

Hãy tưởng tượng những người bạn tuyển vào công ty sẽ là những người mà bạn có thể cùng chia sẻ ý tưởng và cách thức làm việc trong một buổi họp hoặc trên một chuyến máy bay dài.

3. Đề ra mục tiêu và khen thưởng thích đáng

Công ty phải đảm bảo rằng nhân viên luôn được đặt vào những thử thách đúng người đúng việc và khen thưởng kịp thời hằng quý hoặc hằng tháng. Đồng thời, ban lãnh đạo cũng nên khuyến khích những nhân viên khác học hỏi từ những việc làm tốt và chưa tốt của một dự án để rút kinh nghiệm cho những lần sắp tới.

4. Xây dựng văn hóa công ty theo hướng nhân viên làm chủ công việc

Mỗi nhân viên của công ty phải nghĩ rằng họ là người chủ của công ty và xem công ty giống như là công ty của chính họ. Và các nhà quản lý phải khuyến khích nhân viên hòa hợp được tính cách của mình trong văn hóa công ty.

Ví dụ, bạn có thể đặt một tấm bảng trắng trong khu vực làm việc trong công ty và khuyến khích nhân viên đóng góp ý kiến/đề xuất ý tưởng, và nhân viên nào đề ra sẽ có nhiệm vụ thực hiện và hoàn thành đến cùng.

5. Kết hợp công việc và giải trí

Cạnh tranh trong công việc không nhất thiết lúc nào cũng mang tính chất nghiêm trọng dù doanh số hay chỉ tiêu đặt ra có thể rất cao.

Ngoài các hoạt động kinh doanh, hãy lồng ghép những thử thách vui nhộn trong các hoạt động của công ty như hoạt động tăng cường tinh thần làm việc nhóm (teambuilding) và giúp nhau vượt qua khó khăn trong công việc.

Dù công ty bạn hoạt động trong bất kỳ ngành nào đi chăng nữa, hãy luôn xây dựng một văn hóa công sở thân thiện. Công ty bạn cũng cần phải tuyển dụng những nhân viên hiểu rõ mục tiêu nghề nghiệp và tạo điều kiện để họ hoàn thành công việc tốt nhất mỗi ngày.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *